Cần biết để phòng ngừa lây nhiễm virus HIV từ mẹ sang con

admin Sức khỏe

HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể người trở nên yếu đuối trước nhiều loại bệnh. Nguy cơ lây nhiễm HIV cao khi phơi nhiễm qua các con đường: tình dục không an toàn, từ mẹ sang con và máu tiếp xúc trực tiếp. Mẹ mang virus HIV có nguy cơ cao con sẽ bị nhiễm HIV.

Tuy nhiên, vẫn có cách để phòng ngừa lây nhiễm HIV cho thai nhi khi mẹ bị nhiễm HIV. Sử dụng thuốc điều trị, phòng ngừa phơi nhiễm HIV là biện pháp bảo vệ bé khỏi nguy cơ lây nhiễm. Cùng tìm hiểu biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho con qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Một số số loại thuốc phòng ngừa HIV dự phòng

Hiện nay, y học chưa có thuốc đặc trị dứt điểm HIV. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc Arv được phát triển, ngăn ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả cho người tiếp xúc trực tiếp hoặc có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao. Phải kể đến các loại thuốc dự phòng phơi nhiễm như:

  • Thuốc prep dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người chưa mắc HIV, có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao. Thuốc prep được sử dụng hàng ngày, tối thiểu 7 ngày trước phơi nhiễm, khuyến cáo được sử dụng cho đối tượng đồng tính nam, người có vợ/ chồng mắc HIV… Hiệu quả chống lây nhiễm đến 90% cho người quan hệ tình dục, 74% cho người sử dụng chung bơm kim tiêm.
  • Thuốc pep dự phòng sau phơi nhiễm HIV, sau khi quan hệ tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Yêu cầu thuốc sử dụng ngay trong vòng 72 giờ, thời gian sử dụng càng sớm hiệu quả phòng ngừa càng cao. Phác đồ sử dụng trong vòng 28 ngày, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho con

Các sản phẩm thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV được sử dụng cho người lớn, chưa mắc HIV và có nguy cơ mắc cao. Tuy nhiên, với trường hợp mẹ mang thai mắc HIV cần có biện pháp kiểm tra và phòng ngừa khác cho trẻ nhỏ.

  • Khi mẹ xét nghiệm dương tính với virus HIV cần sử dụng thuốc để giảm lượng virus trong máu. Mẹ cần được điều trị càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả cao. Tuân thủ phác đồ sử dụng thuốc của bác sĩ để điều trị làm giảm hàm lượng virus HIV trong máu.
  • khi sinh, nếu hàm lượng virus HIV trong mẹ thấp có thể sinh thường. Trường hợp mẹ có tải lượng virus HIV cao cần xem xét sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • trường hợp bé sinh ra nên được sử dụng sữa công thức thay thế sữa mẹ. Hoặc sử dụng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không sử dụng bất cứ loại thức ăn gì khác. Đồng thời trong thời gian này, trẻ cần được điều trị dự phòng với thuốc Arv để phòng ngừa lây nhiễm HIV trong sữa mẹ.
  • Trẻ cần được xét nghiệm để xác định có nhiễm virus HIV không từ 4-6 tuần. Trường hợp âm tính vẫn cần xét nghiệm lại vào tháng thứ 18 để đảm bảo chắc chắn trẻ không bị lây nhiễm từ sữa mẹ hay quá trình tiếp xúc với mẹ.

Các mẹ nhiễm HIV đang trong quá trình mang bầu cần tìm hiểu về biện pháp phòng ngừa cho con. Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị và phòng ngừa chi tiết cho từng trường hợp. Chồng đang chăm sóc vợ bầu, mang thai nhưng nhiễm HIV cũng cần phòng ngừa phơi nhiễm HIV.

Sử dụng thuốc prep để ngừa lây nhiễm khi chăm sóc vợ nhiễm HIV. Thông tin thuốc tại https://thuocarv.com/thuoc-prep/ – liên hệ để được chuyên gia Arv tư vấn chi tiết.

You May Also Like..

Giảo Cổ Lam (1)

Giảo cổ lam: Cây thuốc quý dành cho sức khỏe người Việt

Giảo cổ lam từ lâu đã được biết đến như một loại thần dược có tác dụng rất tốt đối […]

13. Giun Kim Gây Ngứa Hậu Môn (2)

Giun kim gây ngứa hậu môn làm sao trị dứt điểm

Giun kim là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm. Con đường lâu lan của chúng cũng đơn giản. […]

5 Tiêu Chí Lựa Chọn đơn Vị Sản Xuất Thực Phẩm Chức Năng Bạn Nên Biết (1)

5 Tiêu chí lựa chọn đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng bạn nên biết

Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng hiện nay tại nước ta ngày càng lớn. Do đó để đáp […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *